Chỉ là các loại quả mọc dại ngoài bờ ngoài bụi nhưng chùm chày, dủ dẻ, chà là... lại có sức hút mãnh liệt với những đứa trẻ sống ở vùng nông thôn vốn còn nhiều thiếu thốn. Để rồi khi lớn lên, dù đi đâu về đâu, nhưng trong lòng mỗi người vẫn dành lại một miền ký ức cho những tháng ngày thơ ấu chạy nhảy trên khắp các triền đồi để tìm các loại quả giản dị ấy.
Dủ dẻ, hay còn gọi là dũ dẻ, dũ dẻ trâu... có tên khoa học là Anomianthus dulcis, thuộc chi Anomianthus trong họ Na (Annonaceae). Ở Quảng Ngãi, loại cây này mọc nhiều ở vùng ven đồi, bìa núi vùng đồng bằng. Có khi mọc riêng một mình hoặc xen lẫn với các loài cây bụi khác.
Cây dủ dẻ trưởng thành có chiều cao thường từ 0,5-1,5m. Tuy nhiên có nhiều cây lâu nay cao đến hơn 2m. Lá dủ dẻ có hình bầu dục, dài từ 10–15 cm, rộng 4–6 cm. Hoa có màu vàng nhạt và rất thơm. Quả dủ dẻ chỉ nhỉnh hơn ngón tay út người lớn một chút, mọc thành chùm, với số lượng từ 3-8 quả/chùm, khi non có màu xám nhạt và lúc chín thì màu vàng, thịt mỏng và có vị ngọt thanh.
Dủ dẻ ra trái gần như quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong mùa hè. Theo đó cứ vào thời gian này, trẻ con ở vùng thôn quê thường hay í ới gọi nhau đi tìm hái dủ dẻ để ăn, đồng thời hái cả hoa để ngửi, hoặc bỏ vào túi quần áo cho thơm. Dường như bông dủ dẻ nở quanh năm, nhiều nhất vào cuối hạ đầu thu. Những bông dủ dẻ lúc nở chỉ lớn hơn đầu ngón tay út lại lẩn khuất giữa đám lá xanh nhưng có mùi thơm tinh khiết, một mùi thơm không quá nồng nàn, đủ ngào ngạt để gió đưa xa.
Vì mọc rải rác, trái bé và số lượng quả chín ở mỗi cây không nhiều cho nên loại quả này thường được người dân vùng quê tiện thể tìm hái khi đi lao động ở khu vực ven đồi núi để mang về cho con trẻ ăn, chứ hiếm thấy ai tìm hái để bán.
Dù mọc phổ biến và quả chín thường được tìm hái ăn như vậy, thế nhưng không nhiều người biết một số bộ phận của dủ dẻ còn có công dụng khác.
Công dụng điều trị bệnh cây dũ dẻ
Cách sử dụng cây dũ dẻ hiệu quả nhất
Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt:
Rễ hoa dủ dẻ và cây kim ngân mỗi loại 30g đem sắc lên và uống trong ngày đến khi hết bệnh.
Trị mất ngủ và căng thẳng thần kinh:
Dùng khô hoa dủ dẻ sau đó hãm như hãm chè để uống trước khi đi ngủ.
Chữa đau nhức xương khớp:
Cây dủ dẻ, rễ gắm, rễ rung rúc, rễ bướm bụng, vỏ thân ngũ gia bì chân chim mỗi vị 80g; rễ sâm nam, rễ ô dược, rễ cỏ xước, rễ bướu bạc, tầm gửi, rễ tầm xuân, rễ bạch đồng nữ, cây dâu, mỗi vị 40g; cả cây roi ngựa, rễ chỉ thiên, mỗi vị 20g. Đem tất cả các vị thuốc này phơi khô và ngâm với rượu trắng khoảng 30 ngày và uống. Ngâm càng lâu càng tốt.Uống liên tục rượu thuốc này mỗi ngày 2 lần khoảng 10 – 15ml được cho là có hiệu quả rõ rệt.
Chữa ung thư gan:
Cây dủ dẻ, cây chó đẻ răng cưa, cây mật nhân, dây bầu đường (dây nhãn lồng), nấm lim xanh, rau má, cây mã đề, quả cây dứa dại và vỏ 1 loài cây. Các loại thuốc trên đem rửa sạch, chặt ra thành từng đoạn nhỏ, phơi khô nấu uống hàng ngày như nước chè, mỗi ngày uống hơn 2 lít nước thuốc.
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác