“Ai về Vinh Thạnh quê em
Ăn nem Chợ Huyện xem đêm hát tuồng”
Lần theo câu hát chúng tôi tìm đến quê hương của nhà viết tuồng Đào Tấn, nơi vùng đất Bình Định không chỉ nổi tiếng với đất vỏ, chòi văn mà còn nổi tiếng với món nem Chợ Huyện. Vùng đất nằm ở ngã ba địa thế Bắc Nam và lên Tây Nguyên nên ai đi đâu, ra Bắc vào Nam cũng tận mắt chứng kiến những chùm nem, tré treo khắp đoạn đường này. Tương truyền rằng ông Trần Võ (tục danh là ông Bảy ù) đam mê sưu tầm nghiên cứu các món ăn. Ông đi khắp nơi và cuối cùng chọn món nem đem về pha chế hương vị cho phù hợp với người địa phương rồi chỉ cho con cháu cách làm. Từ mấy đời nay, vị ngon lạ mà ông đem về cứ truyền hết đời này sang đời khác và ngày càng phát triển mạnh.
Ông Tám Đậu – Một người dân có truyền thống làm nem cho biết: “ Đã đi uống rượu thì người ta lại có một câu ca dao là
Rượu ngon là Trường Thế mê ly
Gặp nem ăn nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành
Bởi rượu Trường Thế uống 1 ly, ăn thêm miếng nem Chợ Huyện thì nó thắm thía, rất đậm đà hương vị đặc sản đã có từ thời ngàn xưa đến nay”.
Trong cái làng nhỏ Vinh Thạnh, Thôn Hanh Quan, Xã Phước Lộc, Tuy Phước, Bình Định là Chợ Huyện, nơi mà dòng họ ông Bảy ù sinh sống làm nghề nem chả sinh sôi, nảy nở. Chợ 6 ngày hợp 1 lần, tuy nhiên trong chợ ít bày bán mặt hàng này mà nem chả được bày bán dọc quốc lộ 1A và quốc lộ 19. Nem Bình Định ngon nhờ chất liệu và cách chế biến khá công phu. Thịt heo nạc loại ngon và tươi nhất. Thịt càng ngon thì chả càng ngon. Thịt được lạng bỏ chất nhầy và lau bằng vải cho sạch, không rửa nước, thái mỏng và bỏ vào cối giã nhuyễn, trộn với da heo.Hiện nay đã có máy xay thịt nhưng sau đó phải quyết lại với tỏi muối, ít đường làm gia vị.
Nem Chợ Huyện sở dĩ người ta dùng nhiều có tiếng bởi màu sắc của nó là màu thịt tự nhiên, ăn giòn va ngon hơn, không ngọt như nem Lai Vung ở miền Nam. Nem Chợ Huyện không có ngọt, vị vừa ăn nên người tiêu dùng thích ăn.
Sau khi thịt được ướp gia vị xong, vo lại thành viên gói bằng lá ổi, bao lớp ngoài bằng lá chuối. Nhiều người làm nem giải thích lá ổi có vị chát khi thịt lên men thì vị chát đó là thứ hương vị mê hoặc lòng người. Thường là xong, nem được bỏ vào trong bìch ni long trong vòng 4 đến 6 ngày là lên men chua đem ra ăn được. Hiện nay một số cơ sở đóng gói bằng bao bì hút chân không, do đó hạn sử dụng kéo dài đến 30 ngày.
Về làng Vinh Thạnh những ngày cuối năm, gia đình nào cũng tất bật. Công việc xay thịt làm gia vị thường do chủ nhà làm để giữ bí quyết. Còn các khâu còn lại chủ yếu là do phụ nữ và trẻ em trong làng thực hiện. Những đứa trẻ ở làng lớn lên trong mùi vị của nem nên vừa lớn lên đã biết làm nem. “Em Nguyễn Trần Vân Linh mới bảy tuổi nhưng đã biết giúp mẹ gói nem và gói rất thuần thục. Mỗi ngày em có thể giúp mẹ gói được vài trăm gói nem”
Nhiều đặc sản sản vật trong các làng nghề chỉ còn trong ký ức nhưng đã bao đời rồi nem Chợ Huyện vẫn giữ được hương vị, giữ được làng nghề và phát triển càng mạnh. Ông Tám Đậu nói: Nghề làm nem đã có truyền thuyết, có danh tiếng nên tất cả những người làm nem như chúng tôi ai cũng muốn làm nem thật ngon cho bà con nhân dân nên không thể làm thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm”
Vị chua từ thịt, cay từ tiêu gia vị nhắm nháp cùng với rượu Bầu Đá hay rượu Trường Thế của vùng này đã níu chân biết bao du khách. Nem Chợ Huyện đã đi vào ca dao, vào câu hát của người ngàn xưa và trở thành niềm tự hào của người dân địa phương. Đi qua làng nem, khói nướng nem len lõi qua từng ngõ xóm, đường thôn. Quấn nem chua với rau sống trong bánh tráng nhúng Bình Định hay ăn nem với rượu đã bao đời làm say lòng người.
Nếu ai chưa một lần thưởng thức nem chợ Huyện, hãy nhấc mấy lên vào gọi điện ngay cho chúng tôi để thưởng thức vị ngon không thể nào quên của món ăn này. Chúng tôi chuyên cung cấp những sản phẩm đặc sản Bình Định ngon nhất và chất lượng nhất.
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác