Cây sống đời
Nhiều nơi vẫn hay gọi là cây lá bỏng. Bởi tính thông dụng và rất dễ trồng nên được nhiều gia đình lựa chọn để làm cảnh. Bên cạnh đó, trong đông y, cũng là vị thuốc ưa chuộng bởi vị nhạt hơi chua, tính mát mà chúng hay được dùng chữa trị một số căn bệnh thường gặp như bỏng, các vết bầm tím, chứng mất ngủ, các triệu chứng của bệnh viêm họng, chảy máu cam.
Cây sống đời
Cây đinh lăng
Không chỉ là loại cây mang lại giá trị về mặt phong thủy khá cao mà đinh lăng còn là vị thuốc phổ biến. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.
Trong cuộc sống hằng ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát làm thuốc bổ, lợi tiểu, bồi bổ khí huyết cơ thể suy nhược gầy yếu; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng.
Liều lượng dùng là lá tươi 100g/ngày, lá khô 10-20g/ngày và rễ 15-50g/ngày là hợp lý.
Cây đinh lăng
Nha đam
Nha đam (lô hội) là loại thực phẩm có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc làm đẹp, không chỉ vậy, chúng còn được sử dụng để làm thuốc tại nhiều nước khác nhau trên thế giới. Nha đam là loại cây sông lâu năm với lá màu xanh lục thuộc họ hành tỏi. Trong y học cổ truyền đây là loại có tính mát và hơi đắng, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Không chỉ dừng lại ở đó, nha đam còn có tính sát khuẩn và tăng độ dinh dưỡng cho da, nhiều người dùng nha đam để chữa một số căn bệnh như đau đầu, chóng mặt, viêm dạ dày, đái tháo đường,...
Cây nha đam
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ được nhiều người trồng trong nhà như một loại cây xanh, cây cảnh tô điểm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Hơn nữa cây dương xỉ, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ là một loại cỏ mọc dại, thực ra lại là một loại cây có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Dương xỉ được dùng để trang trí, dùng trong nghệ thuật cắm hoa và còn là nguyên liệu trong một số món ăn. Không những thế, rễ và thân cây dương xỉ còn được ý học đánh giá cao về giá trị dược chất, giúp điều trị một số bệnh như sốt, ho, vết thương trên da, vết cháy nắng, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, đồng thời nó còn có khả năng giúp cân bằng hệ tiêu hóa và phòng chống sâu hại hiệu quả.
Cây cảnh dương xỉ
Cây bạc hà
Tinh dầu bạc hà vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, không chỉ giúp bạn tạo hương vị cho thực phẩm, tạo hương thơm cho không gian mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe bởi đặc tính chống viêm, kháng chuẩn, ngăn ngừa nấm hiệu quả. Hơn nữa, giá trị dược chất của cây bạc hà thể hiện rõ nhất ở khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng sự tỉnh táo, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang, đặc biệt là khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ung thư tuyến tiền liệt. Tinh dầu bạc hà có khả năng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể ức chế làm ngưng thở và tim ngừng đập hoàn toàn nếu dùng quá liều.
Cây cảnh bạc hà
Cây trà
Cây trà là một loại cây thảo dược được dùng dưới dạng tinh dầu chiết xuất từ lá. Loại tinh dầu này vừa có hương thơm dịu nhẹ, thanh mát, được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng...vừa có tính chống nấm, kháng khuẩn, được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng da, miệng, mũi, móng,... và phòng chấy trên đầu. Không những thế, tinh dầu trà còn được dùng để chữa gàu, điều trị đau đầu, đau răng, cảm lạnh và sơ cứu nhanh các vết thương, vết bỏng.
Cây trà cổ
Hoa đào
Hoa đào là loại hoa đặc trưng cho ngày tết cổ truyền của các tỉnh phía Bắc và rất được người dân ưa chuộng. Quả đào được dùng để ăn, ngoài ra phần nhân hạt, hoa và lá đều là những vị thuốc được sử dụng trong đông y, trong đó được dùng phổ biến nhất đó là phần nhân hạt, chung mang lại hiệu quả trong ức chế đông máu, chống viêm và dị ứng rất nhạy. Những người bị ho, đau kinh, bế kinh, ức huyết sau khi sinh, đau bụng dưới hay phụ nữ rối loạn tiết tố, trong thời kỳ mãn kinh dùng chúng để điều trị đều rất tốt. Không những vậy, lá đào còn được sử dụng nấu nước tắm chữa các bệnh ghẻ lở, viêm kẻ chân,... Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một điều rằng thành phần lá đào có chứa loại độc tên là acid hydrocyanic vì vậy mà chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ.
Cây hoa đào
Hoa hồng
Loài hoa với vẻ đẹp kiêu hãnh và tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, hoa hồng được nhiều người lựa chọn để làm đẹp cho ngôi nhà của mình. Loài hoa này có mùi thơm, mát và tính bình vì vậy mà từ rất lâu người ta đã biết sử dụng những chiết xuất từ hoa hồng đẻ điều trị hiện tượng rối loạn các dây thần kinh hay xông hương cho những bệnh nhân bị mắc ung thư thận, phổi. Hoa hồng rất có lợi cho hệ tim mạch cũng như là giúp cải thiện tình hình hoạt động của các tuyến nội tiết bởi thành phần của loại hoa này có chứa một lượng tương đối nhiều kali-loại chất quan trọng đối với những hoạt động của tim. Tinh dầu hoa hồng có thể làm dịu cơn tim vì vậy các bác sĩ thường dùng chúng để kê đơn xông cho những bệnh nahan bị hẹp van tim.
Cây hoa hồng
Cúc la mã
Là một trong số những cây thuốc quý có thâm niên nhất trong việc được ứng dụng làm thảo dược, cúc la mã có khả năng chữa lành nhiều thể bệnh mà không hề gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào nhờ việc chứa nhiều hoạt chất tốt như bisabolol và matricin.
Một số lợi ích tuyệt vời của cây cúc la mã không thể chối bỏ là: cân bằng hệ tiêu hóa, giảm hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vị khuẩn, ổn định đường huyết, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh tiểu đường, viêm phổi, đau bụng, đau răng, các chứng co rút, đặc biệt là giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Cúc la mã là một loại thảo dược dùng để trị các chứng đau bụng, thuốc nhuận tràng nhẹ, chống viêm và diệt khuẩn. Nó có thể dùng làm trà bông cúc, chỉ cần 2 muỗng trà hoa cúc khô có thể pha thành một tách trà, hoa được ngâm trong nước nóng từ 10-15 phút và có nắp đậy để tránh tinh dầu bay đi. Đối với chứng đau bụng, một số lời khuyên nên uống một tách trà vào mỗi sáng mà không cần ăn sáng trong vòng 2-3 tháng.
Cây cúc la mã
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác