Món Ngon Bình Định - Giao Hàng Tại TP HCM - Hotline: 090.69096.00
Hotline: 090.69096.00
Đếm ngược ngày đến tết
Trang chủ » Tin tức » An toàn thực phẩm » SAI LẦM CHẾT NGƯỜI KHI ĂN KHOAI LANG

SAI LẦM CHẾT NGƯỜI KHI ĂN KHOAI LANG

Khoai lang là thực phẩm rất có lợi bởi trong khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ, carotene và các loại vitamin A, B, C,... trong thực phẩm này có khả năng điều hòa đường huyết, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giải nhiệt, giảm cân, làm đẹp da rất hiệu quả nên rất được chị em ưa chuộng.

Khoai lang nướng

Khoai lang rất tốt cho cơ thể nhưng trong vài trường hợp, bạn không nên sử dụng khoai lang nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

Ăn khi đói

Khoai lang chứa nhiều tinh bột nhưng không giống như gạo. Chất bột đường trong khoai lang sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, đầy bụng, ợ chua. Với người bị tiểu đường, nên tuyệt đối tránh xa khoai lang khi đang đói vì nó sẽ làm chiều hướng của bệnh thêm xấu đi.

Để tránh tình trạng này bạn có thể chế biến khoai thật chín. Khi luộc hay nướng có thể thêm vào chút rượu để quá hủy chất men. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn không nên ăn khoai lang khi đói vì không những cải thiện được vấn đề dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe của mình.

Ăn quá nhiều

Đây là một sai lầm dễ mắc phải khi ai cũng nghĩ cái gì tốt thì nên ăn nhiều. Thực tế cái gì quá mức cũng gây ra tác hại. Khoai lang giàu chất xơ nên rất tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng thiếu hụt protein. Đồng thời lượng chất xơ trong khoai lang khi được tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng sự hấp thụ vi khoáng làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, có thể gây suy nhược cơ thể.

Ăn cả vỏ

Trong vỏ khoai lang có chứa kiềm, tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn hết cả vỏ khoai thì không hề tốt chút nào.

Vì không chỉ chứa những thành phần có lợi mà trong vỏ khoai lang còn có cả những tạp chất có hại. Nó tồn tại trong các đốm đen, vết nâu trên bề mặt vỏ, nếu không cẩn thận, không thanh lọc sạch những vết này thì rất dễ bị ngộ độc.

Những củ khoai bị đốm đen thường đã bị nhiểm khuẩn alternaria brassicicola, vi khuẩn này sẽ phóng thích chất độc vào khoai, khi ăn vào bạn sẽ cảm thấy đắng, sượng cứng. Những chất độc này không bị phân hủy ở nhiệt độ cao cho nên dù có nấu chín kỹ thì bạn vẫn thể bị ngộ độc khi ăn. Ngoài ra, chất độc này tích tụ lâu ngày sẽ gây hại cho gan. Vì vậy, đừng nên tiếc của gọt những đốm đen để sử dụng tiếp mà nên vứt bỏ đi.

Ăn thay cơm

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhưng nếu ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung các chất dinh dưỡng khác lại dẫn đến hậu quả ngược lại.

Buổi sáng ăn một củ khoai cùng một ly sữa nóng sẽ tạo cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang vào buổi tối sẽ dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hay người già tiêu hóa kém. Cùng với đó, ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa gây hiện tượng mất ngủ.

Thời điểm ăn khoai tốt nhất là vào bữa trưa, vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần ít nhất 4-5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi cơ thể không kịp tiêu hóa hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng và thậm chí là tiêu chảy.

Người bị bệnh thận

Tuyệt đối không ăn khoai lang khi bạn bị bệnh thận. Nguyên nhân là trong khoai có chứa rất nhiều kali. Khi thận yếu, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị suy giảm, gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn nhịp tim, gây khó thở,..

Quỳnh Hương

Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác

Đặc sản Bình Định ngon nhất Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có tại Món Ngon Bình Định