Mật ong được xem là bài thuốc tốt cho sức khỏe, hữu ích trong làm đẹp và vô số lợi ích khác. Do bản thân mật ong đã có nhiều dược tính nên chúng ta phải biết những loại thực phẩm nào không nên kết hợp để đảm bảo sức khỏe tốt cho người sử dụng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây viêm loét dạ dày, làm giảm viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu và giảm khả năng gây ung thư của một số tác nhân độc hại. Thậm chí, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nga đã chỉ ra, mật ong giúp sáng mắt, phục hồi thị lực ở những người già bắt đầu bị đục thuỷ tinh thể.
Tuy nhiên, mật ong có thể gây ngộ độc với trẻ dưới 12 tháng tuổi, độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum có trong mật ong nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ. Hơn thế, nếu kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ là “đại kỵ”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Hẹ
Mật ong chưng hẹ là bài thuốc trị ho dân gian đơn giản nhưng hiệu quả dành cho trẻ em và cả người lớn. Nhưng tuyệt đối không nên ăn kết hợp mật ong với hẹ sống, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ cũng rất dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong thì dễ gây ra phản ứng oxy hóa, hoàn toàn mất đi tác dụng vốn có.
2. Hành
Người Việt hay dùng các loại hành như một chất phụ gia không thể thiết trong các món ăn. Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
3. Tào phớ
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm chúng với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzim có enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
4. Hành tây
Mật ong kị với hành tây, nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, dễ khiến kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
5. Đậu phụ
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho sức khỏe.
6. Cá chép
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
7. Thì là
Nếu vô tình kết hợp mật ong với thì là, rất dễ gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
8. Cơm
Nghe có vẻ vô căn cứ, bởi cơm vốn dĩ rất mát, lành, tuy nhiên nếu kết hợp cơm với mật ong rất dễ khiến bạn bị đau dạ dày.
9. Đựng mật vào bình sắt
Như chúng ta đều biết, mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong dễ bị đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Vì mật ong có những lợi ích cho sức khỏe nên có giá trị kinh tế cao. Nhiều người đã vì lợi nhuận nên trên thị trường xuất hiện vô vàng loại mật ong thật giả lẫn lộn. Chúng ta hãy tìm hiểu đâu là bí quyết chọn mặt ong thật
1. Dùng một cốc nước
Múc một ít mật ong cho vào cốc nước khuấy nhẹ. Mật ong thật sẽ rất khó tan, dính chặt vào muỗng. Mật ong giả làm từ nước đường sẽ tan nhanh chóng.
2. Dùng nến
Lấy sợi bấc của nến nhúng vào mật ong rồi đốt. Mật ong thật sẽ làm nến không cháy được. Nếu không có nến bạn có thể dùng vải sợi cotton để thử
3. Dùng khăn giấy
Nhỏ mật ong vào khăn giấy. Mật ong thật sẽ không thấm qua giấy còn mật ong giả sẽ thấm vào giấy nhanh chóng.
4. Dùng que tre
Dùng một que tre sạch khuấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đục hiện lên, còn mật ong chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
5. Dùng sợi thép
Sợi thép hơ nóng đỏ lên chọc vào mật ong, nếu thấy sủi bọt phả hơi lên thì đó là mật ong giả, người ta đã trộn lẫn khá nhiều nước.
6. Dùng tủ lạnh
Cho chai mật vào ngăn đá trong tủ lạnh. Sau 24h, nếu mật đông đặc cả chai chứng tỏ mật toàn là nước đường.
Nếu đông nửa chai thì đó là mật pha nước đường hoặc là mật ong nuôi cho ăn đường. Mật không đông mới là mật nguyên chất, hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc mật ong nuôi nhưng không cho ăn đường.
7. Dùng hành tươi
Lấy một cọng hành tươi nhúng vào mật ong. Nếu cọng hành héo đó là mật ong thật.
8. Dùng lòng đỏ trứng
Bạn lấy lòng đỏ trứng gà ra bát (chỉ sử dụng lòng đỏ thôi). Từ từ đổ mật ong lên bề mặt lòng đỏ trứng gà sao cho mật ong vừa đủ phủ kín hết bề mặt lòng đỏ trứng.Nếu là mật ong thật thì lòng đỏ trứng sẽ thay đổi dần màu sắc và bị mật ong làm chín từ từ.
Để khoảng 6 tới 8 tiếng, lòng đỏ trứng gà sẽ được mật ong làm "chín" (bị cô đặc cứng lại, không còn màu đỏ tươi của lòng đỏ trứng sống nữa).
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác