Vào mùa hè, tình trạng thiếu nước sạch thường xuyên diễn ra cùng với đó là thời tiết nắng nóng nên người dân thường lạm dụng đá để uống mà không kiểm soát nguồn gốc. Đồng thời việc quá chủ quan dẫn tới lựa chọn và sử dụng nguyên liệu tươi sống không đảm bảo an toàn, không nấu đủ nhiệt hoặc bảo quản không tốt. Chưa kể việc ăn các hàng quán không đảm bảo vệ sinh do ô nhiễm môi trường, rác thải, bụi bặm cùng với đó là sự sinh sôi nảy nở của các loài côn trùng mang mầm mống bệnh như ruồi, chuột,… đã dẫn tới các ca ngộ độc tùy mức độ nặng nhẹ diễn ra thường xuyên dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện.
Chính vì vậy, người dân cần biết các chế biến và bảo quản thức ăn một cách an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình như:
Cần lựa chọn mua những thực phẩm rõ nguồn gốc xuất sứ, có nhãn mác uy tín, còn tươi, nhớ chú ý xem hạn sử dụng.
Đảm bảo các dụng cụ phương tiện nấu ăn chế biến trong tình trạng sach sẽ. Nguồn nước sạch là một phần rất quan trọng.
Cần rửa kĩ và sạch các thực phẩm trước khi chế biến để loại bỏ bớt những chất dơ bẩn và độc hại sẵn có. Thực hiện nấu chín đủ nhiệt tất cả các loại thực phẩm, tránh tình trạng ăn tươi sống các loại thực phẩm như huyết, hay nem chả không đảm bảo.
Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để bảo quản cần sơ chế qua để sạch sẽ giúp tủ thoáng khí và bảo quản được lâu hơn. Đối với cá, thịt tươi sống cần bỏ vào bao sạch sau đó cho vào ngăn đá, chỉ lấy ra khi cần dùng. Không để thực phẩm chín và sống lẫn nhau.
Cần nấu chín hoặc hâm nóng lại các thực phẩm đóng hộp sẵn.
Khi cảm thấy thức ăn có mùi khác thường cần bỏ ngay.
Tóm lại, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hãy: chọn thực phẩm an toàn, chế biến kĩ, ăn thức ăn vừa nấu chín, đun kĩ lại thúc ăn đã sử dụng trước, không để đồ sống và chín chung với nhau, bảo đảm khu bếp sách sẽ thoáng đãng và không côn trùng, sử dụng nguồn nước sạch đã qua kiểm định.
Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm cần có những cách sơ cứu kịp thời. Phải ngừng ngay việc sử dụng thực phẩm đó. Có thể kích thích bệnh nhân nôn ra bằng cách dùng nước mùn thớt, nước muối hoặc nước,… Sau đó báo ngay cho các cơ sở y tế hoặc đưa đến bệnh viện kịp thời. Xử lí sạch sẽ khu vực ói mửa.
Đối với trẻ em, cần đặc biệt cẩn trọng. Để trẻ ở tư thế đầu thấp, cho nghiêng đầu qua một bên sau đó móc họng để thốc ra. Lưu ý không để trẻ nằm ngửa.
Nếu tình trạng đã cấp tính hoặc kéo dài lâu hơn 6 giờ cần cật lực đẩy chất thải ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Tùy vào loại ngộ độc khác nhau có cách xử lí khác nhau. Nếu là ngộ độc acid, cần sử dụng nước xà phòng, magie oxyt, cho bệnh nhân uống 15ml/ 5 phút.
Dùng những chất ức chế sự hấp thụ của dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… Dùng chất kết tủa nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa để xử lí.
Sau khi sơ cứu cần đưa đến bác sĩ kịp thời để theo dõi và điều trị tránh tình trạng chủ quan xem nhẹ. Hãy là những người tiêu dùng thông thái vì sức khỏe và an toàn thực phẩm của bản thân và gia đình.
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác