Món Ngon Bình Định - Giao Hàng Tại TP HCM - Hotline: 090.69096.00
Hotline: 090.69096.00
Đếm ngược ngày đến tết
Trang chủ » Tin tức » An toàn thực phẩm » MỐI NGUY HIỂM TỪ BÁNH TRÁNG TRỘN

MỐI NGUY HIỂM TỪ BÁNH TRÁNG TRỘN

Bánh tráng trộn là món ăn hè phố rất được sự yêu thích từ giới trẻ. Những lúc tan trường, giờ ra chơi hay những buổi tụ tập luôn có sự xuất hiện của món ăn này. Tuy nhiên, với các nguyên liệu: bánh tráng cắt sợi, trúng cút luộc, khô bò, rau răm, xoài bào,... trộn lẫn với nhau có gây nên độc hại hay không? Đây là vấn đề rất được quý phụ huynh quan tâm trước tình hình con cái mình “nghiện ăn”.

Bánh tráng trộn

1. Bánh tráng ẩm mốc

Vì lợi nhuận nên người bán thường không quan tâm đến tác hại khi ăn bánh tráng trộn nên họ có thể sử dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh hay chất lượng với giá rẻ để thu hút khách hàng. Cũng như việc sơ chế trước khi ăn nên chúng ta không thể nào nhận biết được bánh tráng đó có bị ẩm mốc hay không. Chưa kể đến khi được bày bán ở vỉa hè, lề đường,... bạn có thấy thức ăn được che đậy cẩn thẩn, khâu chế biến có sạch sẽ, đảm bảo ATVSTP hay không? Hầu như không. Do đó, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy đặc biệt là tình trạng hệ tiêu hóa không tốt.

2. Khô mực, khô bò giả

Khô bò, khô mực được sử dụng từ các nguồn nguyên liệu dễ kiếm lời. Chúng được bày bán tràn lan trên thị thường với giá rẻ lại được xé sẵn, đóng thẳng vào túi nilon hay thùng giấy rất nhẹ nhàng, tiện lợi.

Mực khô giả hiện nay được làm từ bã sẵn dây, nhựa cao su dẻo được xé sẵn khi đốt lên rất dễ cháy và mùi khét lẹt. Đặc biệt khi mực ngâm vào nước thì  sẽ bị phai màu, trắng bệt, có thể kéo dài ra theo sức đàn hồi của cao su.

Khô bò giả họ có thể làm bằng lõi sắn tẩm gia vị và phẩm màu khiến mắt thường thậm chí ăn vào cũng không thể phân biệt được.

Không chỉ làm giả mà thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước bị bắt quả tang đang chế biến lượng lớn thịt bò ôi thiêu, tái chế từ nguồn thịt bẩn không rõ xuất xứ.

Do đó tại sao bánh tráng trộn giá thành “hạt dẻ” mà lại có những nguyên liệu ngon miệng đến vậy.

>> Xem thêm: Thực phẩm bẩn tại làng đại học Thủ Đức

3. Các loại sốt trộn từ dầu thải

Độ ngon, vị hấp dẫn của bánh tráng trộn phụ thuộc vào nước sốt (sốt bò, sốt me, sa tế,..). Song để tiết kiệm được chi phí thì các loại nước sốt này được chính tay các chủ cửa hàng chế biến. Bằng cách rất đơn giản, tái chế dầu ăn thải không rõ nguồn gốc trộn chung với gia vị đi kèm đã cho ra món nước sốt cực kỳ hấp dẫn. Dễ nhận thấy nhất là các loại nước sốt được sử dụng thường không có nhãn mác và đựng trong các chai lọ lớn nhỏ khác nhau sử dụng lại nhiều lần.

5. Nguy hiểm từ dụng cụ chế biến

Không ai đảm bảo với chúng ta rằng những bao nilon dùng để đựng bánh tráng trộn đảm bảo chất lượng. Những túi này thường có giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

Vật liệu sử dụng có thể là thau nhựa, bao tay nilon được sử dụng lại nhiều lần thậm chí là dùng tay không vừa thối tiền cho khách vừa trộn bánh tráng.

Bên cạnh đó, trứng cút, xoài, rau răm không ai biết được nó được sơ chế từ khi nào, được lấy thì nơi nao.

Và quá trình bảo quản có bị ruồi, muỗi “ghé thăm” hay không cũng chỉ có chủ mới biết được.

Tác hại mà bánh tráng trộn mang lại là không thể lường trước. Trong đó tồn tại nhiều chất độc hại, dễ gây ung thư, tăng đường huyết áp, ảnh hưởng hệ tiêu hóa thậm chí là tình trạng gây vô sinh.

>>Xem thêm: Trúng độc vì chả cá siêu rẻ

Cần hạn chế ăn những quán vìa hè, lề đường và nên ăn ở những quá có chất lượng, uy tín. Đây cũng là món ăn dễ thực hiện, bạn có thể tự tay mình làm tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh cho chính bản thân bạn.

Quỳnh Hương

Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác

Đặc sản Bình Định ngon nhất Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có tại Món Ngon Bình Định