Nền ẩm thực Việt Nam chúng ta luôn đa dạng phong phú. Chỉ là các món bánh thường dùng để “ăn chơi” lót dạ thôi cũng có vô vàn món đầy tính tượng thanh và tượng hình. Nào là bánh Khọt, bánh Bò, bánh Đập, bánh Kẹp,... Do nguyên liệu, do địa danh hay vì một lý do thú vị nào khác? Hãy cùng nhau khám phá
Bánh Khọt
Bánh khọt là món ăn đặc sản ngon nức tiếng của Vũng Tàu. Ai đi du lịch Vũng Tàu cũng nhất định phải thử món này. Có hai cách giải thích tên gọi của món ăn. Một xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột. Gọi lâu chệch thành khọt.
Bánh Cáy
Bánh cáy là món bánh dành cho dịp Tết của người Thái Bình. Tên gọi như thế vì những hạt nếp cái hoa vàng sau khi đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu, đem phơi khô có màu vàng giống trứng con cáy.
Bánh Bò
Bò ở đây không phải là danh từ mà là động từ. Theo cách giải thích của nhiều người truyền lại là trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ nở ra, tự động "bò" lên vành tô nên mới có tên gọi độc đáo như vậy.
Bánh Bông Lan
Loại bánh mền xốp là thơm phưng phức không có gì quá xa lạ đối với chúng ta. Nhưng ít người biết được là loại bánh này có xuất xứ từ Pháp. Trước đây bánh thường được pha thêm hương vani, vani được chiết hương từ một loại phong lan nên người Việt gọi là bánh bông lan.
Còn tại sao lại là bông lan chứ không phải hoa lan? Có lẽ bởi loại bánh được người Pháp phổ biến với người miền Nam trước, người miền Nam hay gọi hoa là bông nên cái tên gắn với cách gọi của người miền Nam đã trở thành tên chung cho bánh.
Bánh Xèo
Bánh xèo là loại bánh tiêu biểu của miền Nam, chiếc bánh vàng ruộm hấp dẫn với nhân tôm thịt, rau giá. Bánh xèo cuốn với rau thơm, bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tên bánh được hiểu dân dã, giản dị, lấy từ chính công đoạn làm bánh: khi đổ bánh vào chảo, bột chín kêu "xèo xèo" nên người dân lấy đặc điểm ấy đặt luôn cho tên bánh. Còn gì tuyệt vời hơn khi trong cơn mưa chiều rarichs, ngồi bên cạnh bếp than đỏ ứng, vừa nghe những âm thanh xèo xèo vừa thưởng thức những cái bánh thơm ngon vừa mới ra lò.
Bánh Gật Gù
Bánh gật gù là đặc sản vùng Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo, khá giống với bánh bánh phở hay bánh ướt nhưng được cuộn tròn lại thành cuộn dài. Bánh ăn với nắm mắm ngon chưng mỡ gà, hành phi. Vì là bánh cuộn nên người ta hay dùng tay để ăn bánh. Khi cầm bánh ăn, bánh cứ gật lên, gật xuống vì sự đàn hồi giống như đang gật đầu nên được gọi là bánh gật gù. Nhưng có nơi người ta sau khi ăn bánh thì đầu gật gù đầu khen ngon nên từ đó bánh có tên là bánh gật gù
Bánh Cóng
Nhiều người trước giờ hay nghĩ cóng ở đây nghĩa là lạnh cóng, nhưng đã hoàn toàn sai. Bánh Cóng là cách gọi trại của bánh cống, là thứ bánh đặc sản của người Khmer rất được ưa thích ở miền Nam Bộ. Bánh có tên bánh cống do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cống - một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Bánh Kẹp
Đừng nhầm lẫn với các loại bánh "kẹp" thịt thông thường. Đây là tên loại bánh khá đẹp mắt, được nướng trong khuôn ép như cái kẹp nên bánh có tên bánh kẹp.
Bánh Đập
Bánh được cho là có xuất xứ của người dân miền trung xứ quảng được ăn kèm với mắm nêm thơm ngon.Bánh được làm một cách đơn giản, bánh trong bánh
Bánh có lớp bánh tráng giòn ở ngoài, lớp bánh ướt ở trong, khi ăn phải “đập” cho bánh tráng vỡ ra, dính lấy lớp bánh ướt nên mới có tên gọi thú vị như vậy
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác