Món Ngon Bình Định - Giao Hàng Tại TP HCM - Hotline: 090.69096.00
Hotline: 090.69096.00
Đếm ngược ngày đến tết
Trang chủ » Tin tức » Góc Ẩm Thực » Đặc sản núi rừng Tây Nguyên: Cơm lam, gà sa lửa

Đặc sản núi rừng Tây Nguyên: Cơm lam, gà sa lửa

Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên, dân dã như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng... người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.

 

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên

 Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên, cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Ba- na. Theo truyền thống của người Ba- na, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non...
 Nguyên liệu làm cơm lam bao gồm gạo, ống nứa (tre), lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo,nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Cũng đôi khi, tại một số vùng miền sắn, khoai, ngô, được chặt miếng nhỏ nhồi vào ống để nướng thay cho nguyên liệu chính là gạo.

 Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Nhưng nấu cơm lam thực ra không chỉ đơn giản như vậy. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.

 Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống Lam bay ra là biết cơm chín hay chưa mà không cần mở nắp

 

Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài.
Nhắc đến cơm lam mà không hắc đến gà nướng quả thật là một thiếu xót. Gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Sau khi làm sạch và ướp gà vỡi hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 01 giờ đồng hồ thì gà được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là Gà sa Lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó. 



 

Gà sau khi ướp để trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị rồi đem nướng.. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong 02 đến 03 giờ đồng hồ cho gà chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.

Ngoài hai món ăn kể trên, gỏi cà đắng, gỏi rau rừng, rượu cần, canh chua cá lăng... cũng là những món ăn ngon của núi rừng Tây Nguyên mà bạn nên thử khi có dịp đến đây

Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác

Đặc sản Bình Định ngon nhất Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có tại Món Ngon Bình Định