Cây đinh lăng là một loại cây khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Được biết đến như loại cây được trồng để làm cảnh trong nhà. Được danh y Hải Thượng Lãn Ông đặt cho cái tên thân thương “nhân sâm quý dành cho người nghèo”. Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền. Tuy rẻ, dễ kiếm nhưng cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng tốt đã được công nhận cả về kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian lẫn các công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu và đưa vào thực tiễn sản xuất dược trị bệnh.
Cây đinh lăng
CÂY ĐINH LĂNG LÀ GÌ?
Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L.Harms họ Ngũ gia bì – Araliaceae, dân gian còn gọi là cây gỏi cá, cây nam dương sâm. Thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0.8 – 1.5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh, làm thuốc.
CÂY ĐINH LĂNG CHỮA BỆNH GÌ?
TÁC DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG
Giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng: chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Nấu sôi nước rồi cho lá đinh lăng vào, đợi sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng. Đợi sôi được 5-7 phút thì chắt lấy nước uống. Sau đó đổ tiếp thêm 200ml nước vào phần lá đinh lăng lúc nãy, nấu sôi lại nước thứ hai. Làm tương tự như lần thứ nhất.
Chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: lấy rễ đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Rễ cây đinh lăng đem thái nhỏ, phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ.
Bồi bổ cho sản phụ: phụ nữ sau khi sinh có thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi 200g, đem rửa sạch để ráo. Khi nấu canh thịt, bỏ lá đinh lăng vào cuối cùng nấu sôi cho đinh lăng vừa chín tới, rồi ăn nóng, không nên để sôi lâu sẽ bị mất chất.
Thông tia sữa, căng vú: khi phụ nữa mới sinh con xong mà bị mất sữa có thể dùng bài thuốc sau: chuẩn bị 40g rễ đinh lắng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước. Đem đun sôi hỗn hợp rồi sắc lại còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trỏng một ngày, uống khi nước còn nóng. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá rồi sao vàng sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Chữa chứng mồ hôi trộm: trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường chho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa bênh ho lâu ngày: chuẩn bị rễ cây đinh lăng, rễ cây dâu, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi món 8g, gừng khô 4g, củ xương bồ 6g và 600ml nước. Sắc hỗn hợp trên sao cho còn 250ml. Chia làm 2 lần uống hết trong 1 ngày và cũng uống lúc nước còn nóng.
Chữa bệnh thiếu máu: chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột.Mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp trên.
Chữa bệnh Gout, tê khớp, đau lưng mỏi gối: chuẩn bị 20-30g thân cành cây đinh lăng, có thể kèm theo các vị như rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Đem sắc lấy nước uống, chia uống nhiều lần trong ngày.
Chữa nhứt đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày: lấy 30g rễ, cành tươi cây đinh lăng, 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo đất hoặc cam thảo tây, 30g rau má tươi, 20g chua me đất. Đem cắt nhỏ mỗi vị, đổ nước ngập, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml nước, mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
Chữa liệt dương: chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG ĐINH LĂNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều lượng cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 năm tuổi trở lên.
Với những công dụng tuyệt vời, chị em nên trông ngay vài cây đinh lăng trong vườn nhà mình để có loại cây “thần dược” phòng lúc cần nhé!
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác