Trải qua bao nhiêu năm lịch sử dựng nước và giữ nước mỗi vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đều hình thành những nét văn hoá độc đáo riêng. Bình Định từ rất lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá – lịch sử của dân tộc, là một nơi hội tụ nhiều nền văn hoá dân gian nên các lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú. Hằng năm cứ vào mùa xuân Bình Định lại diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc đậm chất truyền thống văn hoá như : Lễ hội chợ Gò, Lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi, Lễ hội đống đa – Tây Sơn, Lễ hội chùa ông Núi, Lễ hội đô thị nước mặn, Hội hát xuân,...và còn rất nhiều lễ hội nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số lễ hội nổi bật của vùng đất này nhé!
1. Lễ hội chợ Gò
Lễ hội chợ Gò là một lễ hội được tổ chức đầu tiên của mùa xuân. Đây là một lễ hội được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạch, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Vì sao lại có lễ hội chợ Gò ? Tương truyền lại rằng từ thời xa xưa khi hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu là Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này đã mở ra hội chợ Gò để các quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình vào mỗi dịp tết.
Đối với người dân Bình Định hội chợ Gò là nơi mọi người hội tụ mọi người trở về để vui chơi và cầu lộc, cầu bình an trong năm mới. Vào đầu năm Tết âm lịch, hội chợ bắt đầu mọi người mang đến những đặc sản của địa phương, người mua người bán chỉ mang hình thức cầu may mắn trong năm mới. Lễ hội chợ Gò ngày nay có nhiều đổi mới, có các trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của vùng đất và người dân Bình Định: Lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, kéo co…
2. Lễ hội đua thuyền.
Đến ngày mùng hai tết mọi người lại hoà mình trong lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi. Lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi có từ thời xa xưa, đây là một hoạt động tinh thần mang đậm nét văn hoá của cộng đồng, thể hiện nét văn hoá của người dân miền ven biển. Đua thuyền là một hoạt động đòi hỏi sự dẻo dai , là hoạt động thi đua tranh tài của các ngư dân từ 4 xã ven đầm Thị Nại là Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng về tham gia ở các môn như : Sống câu bơi dầm, sống câu chống sào, đua thuyền rồng tập thể.
Chiếc thuyền đua được làm rất công phu và tỉ mỉ thiết kế đầu rồng, được trang trí nhiều hoa văn với màu sắc nổi rực rỡ. Khi cờ được phất lên thì 4 chiếc thuyền của 4 xã sẽ bắt đầu xuất phát mọi người cổ vũ, hò reo rất sôi nổi.
3. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là một lễ hội được tổ chức với quy mô lớn và hoàn tráng . Lễ hội bắt đầu từ chiều mùng 4 và kết thúc vào ngày mùng 5 tết âm lịch tại thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn. Ngày mùng 4 tết là nghi lễ cổ truyền được tổ chức tại bảo tang Quang Trung và khu tâm linh Đàn tế trời đất. Mọi người quanh vùng đều kéo về để dự lễ hội, khách du lịch cũng đến chung vui hoà nhập vào lễ hội cùng với người dân nơi đây. Còn vào ngày mùng 5 tết có các chương trình như là biểu diễn võ thuật, trống trận Tây sơn và thao diễn trận pháp. Đó là những nghi lễ truyền thống, ngoài ra lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng, đánh bài chòi thu hút nhiều người tham gia.
Lễ hội Đống Đa được tổ chức hàng năm để người dân nơi đây tưởng nhớ công ơn của nghĩa quân Tây Sơn đã bảo vệ độc lập tự do cho đất nước. Lễ hội Đống Đa đã trở thành một niềm tự hào một món ăn tinh thần không thể thiếu vào những ngày đầu xuân của người dân nơi đây.
4. Lễ hội chùa ông núi
Lễ hội chùa ông núi được diễn ra ở xã Cát Tiến , huyện Phù Cát. Hàng năm, cứ sau tết âm lịch người dân nơi đây lại lên chùa ông Núi để cầu nguyện cho một năm mới gặp nhiều may mắn, các du khách thập phương cũng kéo nhau về lễ hội rất nhiều. Chùa ông núi là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định.
Lễ hội chùa ông Núi được tổ chức vào ngày 25,26 tháng riêng âm lịch. Những du khách từ nhiều nơi đều về đây để dự lễ hội, đây là dịp để họ có thể thưởng thức cảnh đẹp những nét văn hoá đặc sắc của lễ hội.
Lễ hội ngày xuân ở Bình Định còn rất nhiều, mọi người có thể tìm tự hiểu thêm nhé. Ngày nay các lễ hội chợ Gò, lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi, lễ hội đống đa – Tây Sơn, lễ hội chùa ông Núi, Lễ hội đô thị nước mặn, Hội hát xuân, có thay đổi ít nhiều cho phù hợp với thời đại. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những nét văn hoá của vùng đất và con người Bình Định.
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác