Nhiều ngày qua, cộng đồng mạng xã hội truyền tay nhau những hình ảnh, video về việc cơ sở thu mua nông sản chế biến cà phê bằng cách trộn với bột đá, ngâm pin ở Đắk Nông, vậy thực hư vụ việc đó là như thế nào?
Chiều ngày 15/4 Phòng Cảnh sat môi trường ( CA tỉnh Đắk Nông) phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh bắt quả tang cơ sở thu mua nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan có hành vi trộn phế phẩm cà phê, bột đá xay, hóa chất hòa với bột than từ lõi pin để sản xuất ra một loại hỗn hợp sản phẩm để bán ra thị trường.
Ảnh sưu tầm tư internet
Theo thượng tá Phạm Thanh Bình, trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông, cơ quan chức năng đã niêm phong, thu giữ 15 tấn cà phê đã nhuộm đen bằng than pin, đóng gói chuẩn bị tung ra thị trường. Ngoài ra, cũng thu giữ 500kg vỏ cà phê, 35kg than pin và 10kg dung dịch màu đen gồm nước và than pin...
Bà Loan cũng thừa nhận, từ đầu năm đến nay, cơ sở của bà đã sản xuất ra thì trường hơn 3 tấn “cà phê bẩn”. Sản phẩm được đóng gói xuất bán đi nhiều nơi nhưng không gắn nhãn hiệu.
Hành vi trộn phế phẩm cà phê với bột đá xay, sau đó nhuộm đen bằng hóa chất hòa vào với nước pha bột than từ lõi pin, rồi phơi sấy để tạo ra một hỗn hợp là có thật. Tuy nhiên, việc làm này vì mục đích gì thì vẫn chưa xác định được do chủ cơ sở chưa khai báo.
Theo lãnh đạo xa Đắk Wer thông tin, cơ sở của bà Loan hoạt động từ năm 2016 đến nay, mặc dù được cấp phép thu mua nông sản nhưng không thu mua nông sản trong dân, không treo biển hiệu. Bên cạnh đó, sản phẩm của cơ sở bà Loan không bán trên thị trường xã. Trong quá trình bị cơ quan chức năng bắt quả tang, bà Loan khai đã bán nhiều tấn cà phê trộn tạp chất cho một số người tại các tỉnh thành ở Đông Nam Bộ.
Dù như thế nào, đây cũng là một hành động đáng bị lên án, không thể nào chấp nhận trong kinh doanh. Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong pin có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (Á) hay còn gọi là thạch tín. Sử dụng cà phê trộn lẫn pin có thể dẫn tới người uống bị ngộ độc cấp tính thậm chí tử vong hoặc dẫn đến những ngộ độc mãn tính gây tổn hại cho sức khỏe.
Nơi tích lũy kim loại nặng nhiều nhất là gan, thận, nào rồi đào thải qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sung lợi, da vàng, bụng đau dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây xảy thai ở phụ nữ có thai.
Ngộ độc mãn tính do tích lũy liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài có gây ra các biểu hiệu như: da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau mắt, đau tai, có asen trong nước tiểu, gây yếu dần và kiệt sức.
Trong trường hợp lượng kim loại nặng quá nhiều vào cà phê, người uống có thể bị ngộ độc cấp tính:
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, để ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần kiểm tra chặt chẽ, sát sao hơn thì mới tránh được việc tiêu thụ cà phê trộn pin chứ không thể phân biệt bằng mắt thường.
"Để đảm bảo sản xuất kinh doanh cà phê minh bạch và an toàn, các cơ sở sản xuất kinh doanh cà phê, không kể quy mô lớn hay nhỏ, bắt buộc phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà mình làm ra và được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, các cơ sở phải thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn để đăng ký", chuyên gia khẳng định.
Chưa hết, cơ sở sản xuất cà phê cần có chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng của nguyên liệu đầu vào, kiên quyết loại bỏ nguyên liệu bị mốc vì đây là chất có khả năng gây ung thư, cực nguy hại cho sức khỏe. Việc sử dụng chất phụ gia được dùng trong sản xuất cà phê cũng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuân thủ đúng hàm lượng đã quy định của Bộ Y tế.
"Để tránh tình trạng tạo sản phẩm cà phê gây hại sức khỏe người tiêu dùng nói chung, điều quan trọng nhất vẫn là đề nghị các cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt các cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm không tuân theo pháp luật để mong giảm bớt cà phê bẩn, độc hại ngoài thị trường", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Nem chả tré Bánh tráng Rượu bầu đá Mắm đặc sản Đặc sản khô Bánh kẹo đặc sản Đặc sản khác